NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
Tuyên truyền, vận động cán bộ và người lao động chủ động tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, nhất là tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về:
+ Pháp luật về Dân sự, nhất là vấn đề quyền và nghĩa vụ của chủ tài sản;
+ Pháp luật về Bảo vệ môi trường;
+ Pháp luật về An toàn giao thông, nhất là quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:
+ Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Pháp luật về Hình sự, trong đó cần tuyên truyền về hậu quả pháp lý của các hành vi lừa đảo và quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Công ước chống tra tấn...
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quy định pháp luật mới, các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp, những vấn đề dư luận, xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội...
- Tuyên truyền về tư tưởng, bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tìm hiểu, chấp hành quy định của pháp luật và tuyên dương, khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, chấp hành, bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật... Qua đó, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc chủ động tìm hiểu, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trên địa bàn xã.
HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN: Tổ chức Ngày pháp luật hoặc lồng ghép thông qua các hoạt động như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.